Phát triển tài sản trí tuệ trong doanh nghiệp
Theo Cục Sở hữu trí tuệ, trong xu thế phát triển, hội nhập kinh tế như hiện nay, doanh nghiệp lớn hay nhỏ khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh dù ít hay nhiều đều liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Quá trình thành lập, tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp cũng có thể xem là quá trình phát triển của tài sản trí tuệ.
Công việc sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp luôn được bao quanh bởi những sáng tạo thuộc sở hữu trí tuệ, mà từ đó phát sinh mọi loại quyền theo pháp luật. Tài sản trí tuệ bao gồm khoa học, công nghệ, nghệ thuật sáng tạo đã định dạng cho sự tồn tại, phát triển và tạo ra sự thịnh vượng cho các doanh nghiệp.
Tài sản trí tuệ của một doanh nghiệp thường gồm 3 phần: tiền vốn, tài sản hữu hình (nhà xưởng, trang thiết bị, …), tài sản vô hình. Tài sản vô hình chủ yếu là tài sản trí tuệ, uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp. Thể hiện của tài sản trí tuệ như: thương hiệu /nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, các giải pháp kỹ thuật và công nghệ tiềm ẩn bên trong sản phẩm. Tài sản trí tuệ được xem là thước đo khả năng tồn tại, phát triển và hiệu quả hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp.
Tài sản trí tuệ tác động nhiều đến các hoạt động của doanh nghiệp như trong kinh doanh, sản xuất và nó gắn liền với các hoạt động thương mại; tài sản trí tuệ được sinh lợi thông qua việc góp vốn kinh doanh; mua, bán, trao đổi; tạo thế cạnh tranh.
.jpg)
Hình minh họa
Xác định được giá trị của tài sản trí tuệ, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020 đã được các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp tích cực tham gia và đạt được kết quả nhất định.
Đến nay các doanh nghiệp khi xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh, đã sử dụng các tài sản trí tuệ như nhãn hiệu, sáng chế kiểu dáng công nghiệp… làm đòn bẩy để tìm kiếm nguồn lực đầu tư vào doanh nghiệp.
Cụ thể, trong 5 năm qua, thông qua Chương trình phát triển tài sản trí tuệ, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư cho sản phẩm của mình để trở thành tài sản trí tuệ được bảo hộ sở hữu trí tuệ và chỉ dẫn địa lý ở trong nước và quốc tế.
Ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Nghị quyết số 22/2020/NQ-HĐND ngày 23 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế quy định một số chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo đó, Sở khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ 01 tổ chức trên địa bàn có giải pháp hữu ích được bảo hộ: Mức hỗ trợ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng)/văn bằng bảo hộ được cấp;
- Hỗ trợ 01 doanh nghiệp tham gia Hội chợ, triển lãm giới thiệu đặc sản, sản phẩm làng nghề trong nước không quá 15.000.000 đồng (mười lăm triệu đồng)/01 doanh nghiệp cho một lượt tham gia (do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên hỗ trợ tham gia online. Qua hỗ trợ giúp doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng trong và ngoài nước, góp phần tìm kiếm thị trường, phát triển sản phẩm của doanh nghiệp.
- Đã hỗ trợ 01 Hợp tác xã trên địa bàn tạo lập đăng ký bảo hộ và quảng bá nhãn hiệu tập thể: Mức hỗ trợ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng)/văn bằng bảo hộ được cấp;
.jpg)
Sản phẩm mây tre đan Bao la
- Đăng ký bảo hộ 14 tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn có nhãn hiệu thông thường được bảo hộ: Mức hỗ trợ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng)/văn bằng bảo hộ nhãn hiệu được cấp.
- Hỗ trợ 01 đề án để tạo lập, đăng ký bảo hộ và quảng bá nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các đặc sản, sản phẩm làng nghề trên địa bàn: Hỗ trợ tạo lập, đăng ký bảo hộ và quảng bá nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm lúa gạo chất lượng cao do Hợp tác xã Nông nghiệp Thủy Châu chủ trì, với mức hỗ trợ 30.000.000 đồng.
Việc hỗ trợ nhãn hiệu, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, qua đó đã góp phần phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh, tăng khả năng khai thác giá trị tài sản trí tuệ của doanh nghiệp